Đăng nhập

Từ khóa
Danh mục

Vài năm gần đây, măng tây xanh đã phát triển ở Việt Nam nhưng người biết đến vẫn chưa thực sự rộng rãi. Nhiều người chỉ biết đến nó như một loại rau mà không hề biết các thông tin liên quan về măng tây.

Là đơn vị cung cấp măng tây xanh có uy tín, chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ về sản phẩm này. Hôm nay, Công Ty TNHH Dũng Hà sẽ cung cấp tất cả thông tin về măng tây xanh: nguồn gốc, kỹ thuật trồng măng tây, cách chế biến, công thức nấu ăn, và những lời khuyên thiết thực khác.

măng tây xanh loại 1

Miêu tả / Hương vị

Măng tây xanh chuẩn chỉ khác với măng tây khác về kích thước của nó; đặc biệt măng tây trưởng thành được đưa ra thị trường dài 25cm và đường kính 12mm. Măng tây rất mềm ở phía ngọn và cứng dần lên về phía cuống. Có thể sẽ có màu tím nhạt xung quanh ngọn. Mùi vị của măng tây xanh chuẩn không khác nhiều so với các giống măng tây nhỏ hơn hoặc to hơn của nó, vẫn hương vị nhẹ nhàng và ngọt ngào.

Măng tây thường có vào quanh năm, nhưng mùa cao điểm là mùa xuân.

Giá trị dinh dưỡng

Măng tây có chứa chất glutathione nhiều hơn bất kỳ trái cây hoặc rau nào khác. Chất chống oxy hóa này đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư và các bệnh nhất định, sự trao đổi chất dinh dưỡng và điều tiết tổng hợp DNA và protein.

Chế biến

Măng tây xanh có thể được sử dụng trong tất cả các công thức nấu ăn. Ngọn măng tây nên ăn phần mềm. Phần gần gốc có thể tước vỏ ngoài đi và chế biến, nếu quá già thì cắt bỏ đi. Măng tây có thể xào, hấp, luộc, nướng và chiên. Các thực phẩm khác như nấm, tỏi xanh, thì là, tỏi tây, rau diếp,… phù hợp để chế biến cùng. Các thành phần nguyên liệu khác khác bao gồm dầu ô liu, phô mai, thịt xông khói, xúc xích, thịt cừu, prosciutto, kem, trứng, bơ, và các loại thảo mộc tươi. Măng tây hoạt động tốt với bánh mì men, giống như bột chua và lúa mì và ngũ cốc như gạo aborio, quinoa và Farro.

Thông tin văn hóa

Măng tây xanh được tôn thờ bởi những người Ai Cập, măng tây đã được trồng và ăn như một cây thuốc ở Ai Cập trong hơn 2.000 năm. Măng tây sẽ được sử dụng trong các nghi lễ để dâng lên các vị thần của họ. Tại Rome, măng tây được trồng trong vườn, nơi các thân cây được cho là đã đạt đến kích thước lớn lên đến ba ngọn mỗi pound. Người Hy Lạp và La Mã sử ​​dụng từ Ba Tư “asparag” khi đề cập đến măng tây.

Địa lý / Lịch sử

Măng tây xanh có nguồn gốc ở hầu hết châu Âu, Bắc Phi và Tây Á. Nó đã được trồng như một loại rau trong nhiều thế kỷ. Như nó đã được tìm thấy trong lịch sử phát triển ở các vùng biển, nó thích đất cát. Bất lợi của canh tác măng tây là hầu hết các loại rau quả khác không phát triển mạnh trong đất cát.

Đến nay, măng tây xanh đã được canh tác ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Vốn là một rau có giá trị dinh dưỡng cao nhưng giá thành cũng không thấp nên hầu hết sản phẩm được cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, chưa thực sự phổ biến với người tiêu dùng.

Kỹ Thuật Trồng Măng Tây !

Những cây măng con đang được ủ làm giống!

kỹ thuật trồng măng tây

kỹ thuật trồng măng tây

KỸ THUẬT TRỒNG MĂNG TÂY

Măng Tây – tên khoa học là Asparagus – thuộc dạng cây trồng lâu năm, dạng bụi, thân thảo. Măng tây có 3 loại là măng tây tím, măng tây trắng và măng tây xanh. Măng tây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-30 oC, tốt nhất là 25 oC. Măng tây có khả năng chịu được rét, nhưng dưới 15 oC, măng ngừng sinh trưởng. Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở độ cao 600-900m so với mực nước biển, măng cho năng suất cao hơn. Măng tây có thể trồng bằng rễ và trồng bằng hạt. Sau đây chúng tôi xin trình bày kỹ thuật trồng măng tây bằng rễ và bằng hạt.
Kỹ thuật trồng măng tây bằng hạt:
Ươm cây giống:

– Do vỏ hạt măng tây rất cứng, vì thế trước khi gieo hạt chúng ta nên phơi hạt dưới ánh sáng nhẹ từ 9h~11h sau đó ngâm trong nước nóng khoảng 400C( Chúng ta cũng có thể canh nước theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong 24 giờ. Cách 12 giờ thay nước và chà hạt 1 lần, chà sạch hạt măng không còn độ trơn và nhớt là đạt yêu cầu, ( công đoạn này rất quan trọng nếu chúng ta chà hạt không kỹ khi ủ hạt sẽ làm giảm tỷ lệ nảy mầm của hạt).
– Sau khi chà sạch hạt chúng ta tiến hành ủ hạt trong khăn ẩm( nên dùng khăn vải thun không có sợi sần sùi) bằng cách trải đều hạt ra khăn rồi dùng 1 khăn ẩm khác đậy lên phia trên, sau 12h ta chuẩn bị nước ấm ( 2 sôi 3 lạnh) rồi xấp hạt vào trong nước ấm và khăn ẩm rồi lại tiếp tục tiến hành ủ. Sau 2~3 ngày thì hạt bắt đầu nứt nanh. Đối với những hạt chưa nứt nanh chúng ta tiếp tục lại công việc ủ như trên cho đến khi hạt nứt nanh hết.
Chúng ta có thể ươm hạt bằng bầu hoặc ươm trực tiếp trên vườn ươm ( Khi vườn ươm nằm trong diện tích trồng và diện tích lớn nên ươm trực tiếp ra đất sẽ giảm chi phí cho việc ươm)

cây giống măng tây xanh

cây giống măng tây xanh

– Ươm trong bầu: Chúng ta phải chuẩn bị đất trước khi ươm 3 ngày. Chúng ta chuẩn bị 3 phần đất 1 phần trấu hun và phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại mục, 5~6kg super lân cho 1m³ giá thể ươm và thêm chế phẩm sinh học trichoderma. Tất cả được đảo đều và tưới ẩm 65~70%. Chúng ta chuẩn bị túi nilon màu đen chuyên cho bầu ươm rộng 9~11cm và cao 12~15cm. Tiến hành đóng bầu ươm phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Cho giá thể vào bầu và lắc đều để đảm bảo độ nèn của giá thể, bầu ươm không bị nếp nhăn, giá thể trong bầu ươm cách mép túi bầu ươm 1cm. Xếp bầu ươm vào trong nhà lưới theo hàng để thuận tiện cho việc ươm và chăm sóc. Sau đó tiến hành gieo hạt trong bầu ươm chúng ta tiến hành như sau: Khi các hạt nứt nanh ta dùng chiếc đũa tạo thành 1 lỗ xâu khoảng 0.5~1cm ở giữa bầu ươm rồi tiến hành bỏ hạt vào lỗ và lấp đất ( có thể dùng trực tiếp ngón tay chỏ đục lỗ để ươm, chiều sâu nửa đốt ngón tay ). Chú ý không nên trồng hạt xâu quá sẽ làm hạt bị thối. Cứ tiếp tục tiến hành như vậy cho đến khi trồng hết hạt vào bầu ươm, cuối cùng chúng ta tiến hành lấp đất và tưới ẩm. Ta lên tưới dạng phun mưa để đất không bị nén chặt ( chúng ta có thể sử dụng bình xịt thuốc sâu nhưng phải rửa sạch rồi tiến hành tưới phun sương).
– Ươm trực tiếp trên vườn ươm: Chuẩn bị đất vườn ươm: Đất được cày bừa kỹ và bón lót 150kg phân vi sinh hoặc phân chuồng ủ hoại mục trên 100m2, 4~5kg lân và nấm đối kháng trichoderma…7~8kg vôi được cày bừa kỹ rồi tiến hành lên luống cao 20~25cm rông 1m. Ta tiến hành tạo rạch theo chiều ngang luống trồng sâu 1~1.5cm, rạch cách rạch 15cm. hạt nứt nanh ta tiến hành trồng với khoảng cách hạt cách hạt 10cm rồi lấp đất sau đó tiến hành rắc chấu đã qua xử lý trên mặt luống rồi tiến hành tưới ẩm dùng bình phun tưới cho hạt không bị xê dịch hoặc hệ thống tưới phun mưa.
– Chăm sóc cây sau khi ươm: Sau khi ươm bằng bầu hoặc trực tiếp trong vườn ươm ta tiến hành chăm sóc như sau: Sau khi ươm 3 ngày cây măng bắt đầu mọc lên khỏi mặt đất ta luôn giữ ẩm cho đất bằng cách tưới vào buổi sáng sớm và chiều tối. Sau khi cây mọc được 15 ngày ta tiến hành nhặt cỏ, tiến hành bón thúc ure 1% để kích thích cây phát triển, cứ sau 15 ngày tiến hành nhặt cỏ và bón thúc cho cây 1 lần. Sau khi cây mọc 30~35 ta bón phân vi sinh, phun thuốc bón lá cho cây cứng cáp. Đến thời kỳ này cây phát triển có 3~4 nhánh trong bầu ươm ta có thể đem cây trồng ra ngoài đất. ( với giống Jersy Giant F1 và kích thước bầu ươm như trên chúng ta nên trồng khi cây đạt độ tuổi 40 ~60 ngày ươm)
– Đưa cây từ vườn ươm ra trồng ngoài đất: Đối với ươm trong bầu ta chuẩn bị liếp trồng giống như trồng bằng rễ. Tiến hành đưa bầu ra trồng tránh làm vỡ bầu, dùng tay nhẹ nhàng xé giấy nilon dọc bầu ươm và dùng bàn tay đỡ dưới đáy bầu ươm rồi nhẹ nhàng loại bỏ túi nilon ( Chú ý tại đáy bầu ươm rất nhiều rễ chúng ta phải thật nhẹ nhàng hạn chế làm đứt rễ của măng) và đưa cây xuống hố sao cho mặt bầu ươm bằng mặt đất nền rồi tiến hành cho đất vào hố giữ cây trồng ngay thẳng và cho thêm đất vào gốc cây 3 ~ 5 cm để tránh tưới nước bị đọng, sau đó ta có thể dùng rơm, bèo tây hoặc chấu đã qua xử lý phủ xung quanh gốc cây rồi tiến hành tưới đẫm để cho chắc gốc cây.
– Đối với cây được ươm trong vườn ươm đưa ra trồng thì trước 2 ngày chuẩn bị đưa ra trồng ta tiến hành tưới đẫm vườn ươm rồi dùng thuổng đào từng gốc mang ra trồng ( tuy nhiên sẽ có bị ảnh hưởng và không tốt bằng bầu nhưng trồng với quy mô lớn thì đây là một phương pháp giảm nhiều công và chi phí mà vẫn đảm bảo). Tuy nhiên ta có thể ươm cây 6 tháng nếu không gặp vào mùa rét với khu vực miền bắc thì bộ rễ mẳng phát triển rất tốt và ta có thể trước khi trồng cắt toàn bộ thân măng cách mặt đất 7~10cm rồi tiến hành đào gốc từ vườn ươm rũ đất và tiến hành trồng như kỹ thuật trồng bằng rễ.
Kỹ Thuật trồng bằng rễ.
Điều kiện vườn trồng:
 Thích hợp trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất nham thạch núi lửa, đất đỏ bazan,… hoặc các loại đất có thể cải tạo thành đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hữu cơ, tầng canh tác dày trên 1 mét. Tuy nhiên phải đảm bảo bộ rễ cây măng phải cách ly cao hơn mặt tầng sét, tầng phèn và mực nước ngầm trên 50 cm. Không trồng trên đất phèn, ngập úng, đất nhiễm đioxin… Đất không có độ dốc quá 5-10%.
Chuẩn bị đất: Chuẩn bị 3 ngày trước khi trồng. Đất được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ dại, làm liếp với chiều rộng liếp 70cm~75cm, ránh liếp rộng 25cm~30cm, chiều cao 20cm ~ 25 cm ( tuy theo chân ruộng cao hay thấp để chúng ta lên liếp cao hay thấp để thuận tiện cho việc thoát nước tốt nhất).Một số vùng nơi đất cao chúng ta có thể không cần lên liếp. Tại giữa liếp chúng ta tạo một rạch với chiều sâu 10 cm~15cm, rông 20cm~25cm rồi tiến hành bón phân phân hữu cơ, phân vi sinh và bổ sung thêm nấm đối kháng Trichoderma… rồi đảo đều với đất tạo thành chiều sâu rãnh trồng so với mặt liếp 10 cm~15 cm. Tạo mô đất cao 5~7 cm ở chính giữa rãnh để chuẩn bị trồng gốc măng tây. Tâm liếp này cách tâm liếp kia là 90~120 cm.

 


Tiến hành trồng: 
-Chuẩn bị gốc măng: Từ một gốc măng lớn ta có thể tiến hành tách nhỏ thành nhiều gốc măng nhỏ nhưng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn ít nhất 1 cọng măng và 20 cọng rễ trở lên như vậy mới đảm bảo cho cây phát triển khỏe mạnh.
-Tiến hành trồng: Đặt gốc măng tây chính giữa mô đất đã được chuẩn bị sẵn rồi dùng tay khéo léo tránh làm đứt rễ trải đều rễ về 2 phía của mô đất rồi tiền hành lấp đất đầy vào rãnh trồng măng và cao hơn 5cm so với mặt liếp để đảm bảo không bị đọng nước mưa và nước tưới tại rãnh măng sau khi trồng. Sau đó tiến hành tưới đẫm và giữ ẩm cho đất, luôn giữ đất ẩm,( Độ ẩm được kiểm tra bằng cách đào xuống sâu khoảng 20 ~30 cm ngang tầm với bộ rễ rồi dùng tay nắm chặt lại và khi bỏ tay ra thấy nước rịn theo các khe tay là đạt yêu cầu).
Chú ý: nên trồng khoảng cách hàng cách hàng >90cm và cây cách cây 45cm. với khoảng cách >90cm ta có thể dùng máy xới cỏ mini để đưa vào giữa 2 hàng tiến hành xới đất làm cỏ để giảm chi phí cho sản xuất.
Sau khi trồng 1 tuần các mầm măng sẽ mọc lên khỏi mặt đất lúc này ta vẫn luôn chú ý giữ ẩm cho cây. Đến tuần thứ 2 cây bắt đầu bung tán ta tiến hành xới đất phá váng trên mặt đất để tốt cho quá trình trao đổi không khí để bộ rễ thuận tiện phát triển và tiến hành vun thêm 3~5cm đất vào gốc. Sau 4 tuần chúng ta tiến hành bón phân chuồng hoại mục có bổ sung thêm chế phẩm trichoderma vào gốc và tiến hành xới đất cho thoáng khí và diệt cỏ dại. chu kỳ xới xáo và bón phân theo tháng 1 lần. Chú ý khi thời tiết giao mùa đặc biệt là mùa mưa chúng ta cung cấp thêm các loài nấm đối kháng để phòng chống cho cây không bị các loại nấm gốc tấn công ( Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh). Hàng tháng chúng ta tiến hành kiểm tra cây mẹ già sẽ cắt bỏ để thay thế cây mẹ ( khi cây mẹ chuyển từ màu xanh sang màu vàng) thông thường cây mẹ có chu kỳ từ 35~40 ngày, chọn mỗi gốc măng từ 3~5 cây mẹ và luôn duy trì số cây mẹ trên bụi. Như chúng ta biết thân măng tây rất yếu nên chúng ta tiến hành chống đỡ cho cây bằng cách cắm cọc tre ở 2 đầu rãnh trồng, điểm thêm cọc vào giữa rãnh trồng măng khoảng cách giữa các cọc từ 5~7m, đường kính cọc từ 5~7cm và chiều cao phía trên mặt đất từ 70~90cm. Tiến hành dùng dây kẹp thành hàng đôi và cho thân măng kẹp ở giữa với mục đích giữ thẳng thân măng không bị đổ để cây có điều kiện quang hợp là tốt nhất.
– Chăm Sóc Và Thu hoạch măng:
Điều đầu tiên chăm sóc măng phải đúng quy trình và phải có cách làm khoa học. Để phục vụ cho chúng ta có một vườn măng tốt chúng ta chuẩn bị 1 máy đo PH đất và độ ẩm đất ( máy đo PH DM 15 xuất xứ Nhật Bản). Chúng ta thường xuyên phải kiểm tra độ PH của đất trước khi trồng và trong quá trình trồng ít nhất 1 tháng 1 lần. Vì theo thói quen của người dân chúng ta thường sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn phân bón hữu cơ.
Tác dụng của việc kiểm soát được độ PH của đất và nước: Như chúng ta biết với PH 6-7 là khoảng tốt nhất cho cây phát triển cũng như các loài vi sinh vật có lợi cho cây phát triển.vì vậy trước khi trồng và trong quá trình trồng chúng ta thường xuyên canh lại PH của đất và sử lý nước để đạt độ PH tốt nhất cho cây.
Giai đoạn 1: Sau khi trồng ta luôn giữ độ ẩm cho cây 70~75%. Sau khi trồng 15 ~20 ngày ta tiến hành xới đất và cắt tỉa các cây bị đổ nằm trên mặt đất, chú khí cắt cách mặt đấy 5~7cm, không dùng tay dứt làm ảnh hưởng đến phát triển của cây và tiến hành xới vun vào gốc cây.
Giai đoạn 2: Sau khi trồng 45 ngày ta tiến hành xới đất và cắt tỉa cây kết hợp bón phân NPK 5kg/sào, kết hợp phân chuồng hoại mục và vun gốc cây, tiến hành phân bón lá.
Giai đoạn 3: Sau khi trồng 75 ngày ta làm như giai đoạn 2 tuy nhiên lúc này chúng ta khi tỉa cây già và bệnh phải chú ý tỉa để cho bụi măng luôn có xu hướng lan rộng trên mặt đất làm sao bụi măng càng lan rộng càng tốt ( Điều này sẽ tạo năng suất về sau). Ta tiến hành làm cọc và căng dây cho măng tránh bị đổ để quang hợp được tốt nhất. Cắm cọc tre hoặc bê tông ở 2 đầu liếp và khoảng cách giữa các cọc từ 5~7m, đường kính cọc >5cm. Ta tiến hành căng dây cách mặt đất 30 cm.
Giai đoạn 4: Sau khi măng trồng được 90 ngày ta tiến hành xới mặt liếp, xới rãnh sau đó bón phân chuồng hoại mục và NPK 10kg/sào vào rãnh rồi lấp đất. tiến hành cắt tỉa măng để trên cây 4~6 thân mẹ, tiến hành phun phân bón lá bổ sung thêm trichoderma.
Giai đoạn 5,6: Sau khi trồng 120ngày và 150 ngày ta tiến hành giống giai đoạn 4.
Giai đoạn 7: Sau khi trồng 180 ngày ta kiểm tra đường kính thân cây mẹ >8mm ta tiến hành bón phân hữu cơ bổ sung thêm NPK ( 500kg ~700kg phân chuồng hoại mục và 15 kg NPK / sào). Tiến hành cắt tỉa gốc măng giữ lại 3~4 thân mẹ trên bụi và cắt ngọn cao 70cm để cho măng kích thích trổ măng, tiến hành bón phân bón lá. ( Giai đoạn quyết định thu hoạch măng chúng ta kiểm tra xem thời gian này chuẩn bị mùa rét thì giai đoạn 7 làm giống giai đoạn 4 để sau khi qua mua rét ta tiến hành giai đoạn 7).-Thu hoạch măng:
Thu hoạch lần 1
: Sau khi áp dụng giai đoạn 7. Ta tiến hành thu hoạch tất cả măng, ta tiến hành thu hoạch 20~25 ngày sẽ ngừng thu hoạch rồi lại chăm sóc bình thường.
Thu hoạch lần 2: Sau khi ngừng thu hoạch 40 ngày ta tiến hành giống giai đoạn 7 và thu hoạch trong thời gian 60 ngày.
Các lần thu hoạch thứ 3 trở đi làm tương tự như lần 2.
Chú ý: Chúng ta không nên thu hoạch măng vào mùa mưa vì sau khi thu hoạch măng vết gãy khi bẻ măng cây rất dễ bị bệnh tấn công. Khi thu hoạch măng không nên tưới phân vì khi tưới phân vô tình nước phân tưới vào vết gãy sẽ làm cây bị sót và thối dần từ vết gãy xuống bộ rễ. Miền bắc có mùa đông cây sẽ rơi vào trạng thái ngủ đông khi nhiệt độ dưới 15°C, thời gian này khi cây già ngả vàng chúng ta cắt cây cách mặt đất 7~10cm và tiến hành xới xâu đất xâu 10 cm cách gốc 10cm và để phơi khô đất giống như để ải đất
Đây là bản tài liệu được rút ra từ thực tế chúng tôi đã trồng. Mọi thắc mắc  về kỹ thuật trồng măng tây xin vui lòng liên hệ tới chúng tôi sẽ giúp đỡ. Mr. Hà : 01226216333 hoặc 0904252352.

Được bao chắn và che chở rất cẩn thận

 

Những cây măng xanh đạt tiêu chuẩn được lấy ngay tại ruộng

được bàn tay khéo léo của những người nông dân bó

Măng loại 1:

Trước và sau khi bó!

 

Măng tây xanh xào thịt bò

Măng tây xanh xào thịt bò

Món ăn không xa lạ gì với mùa xuân, mùa của những đọt măng non và xanh mướt. Trước đây mình nghe thấy măng tây màu trắng đắt hơn vì là nó có nhiều chất hơn, nhưng khoa học đã chứng minh loại màu xanh này mí nhiều chất hơn vì lớp vỏ màu xanh có nhiều vitamin hơn. Thôi thì măng nào cũng ngon, có điều măng xanh rẻ hơn, nên ăn loại vừa có chất hơn lại vừa rẻ hơn là nhất rồi.
Tối nay nhà mình có món măng tây xanh xào thịt bò. Ăn măng tây đầu mùa thì thật ngon, thật giòn và thật ngọt.

Mọi người cũng thử đổi bữa với món măng tây nhé, làm gỏi măng tây thịt bò cũng ngon, mà xào đơn giản với tôm hoặc với thịt bò cũng ngon.

1. Nguyên liệu

  • 500g măng tây (loại xanh hoặc trắng ngà đều được)
  • 250g thịt bò
  • Hành lá, mùi ta (tùy thích)
  • 1 nhánh gừng nhỏ
  • 2 nhánh tỏi
  • Dầu ăn/ bơ thực vật, mắm, muối, mì chính/hạt nêm, tiêu.

2. Cách làm

+ Măng tây

Măng chọn ngọn thon nhỏ, màu xanh non, chú ý nhìn gốc măng xem có màu tim tím hoặc có xơ không, đó là măng già đó, ăn sẽ chỉ ăn được phần ngọn mà lại ít ngọt hơn.

Cắt rửa phần xơ ở gốc, rửa sạch, để ráo nước, cắt xéo miếng vừa ăn.

Hành lá, mùi ta bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

Tỏi bóc vỏ bằm nhuyễn.

+ Thịt bò

Thái mỏng, ướp với gừng đập dập bằm nhuyễn, đảo đều cùng ½ tsp muối, 1/3 tsp mì chính, 1/3 tsp tiêu. Sau đó cho thêm 1tbsp dầu ăn vào ướp cùng để thịt bò đỡ dính vào nhau, thêm nữa là giữ cho thịt tươi hơn.

 

+ Cách xào

Cho chút dầu ăn vào chảo nóng, phi thơm tỏi, cho thịt bò vào đảo nhanh tay, đến khi thịt gần chín thì cho ra đĩa.

Tiếp tục dùng chảo đó, cho chút dầu ăn vào, làm nóng chảo, cho măng tây vào xào, nêm nếm gia vị: 2tsp mắm, ½ tsp hạt nêm, đảo đều. Hạ lửa nhỏ xuống cho măng chín đều, khi măng tây trên chảo có vẻ khô thì chắt nước xào thịt bò từ đĩa vào cho ngấm “gia vị bò” :P

 

Thấy măng gần chín, đổ đĩa thịt bò vừa rồi vào, cho hành mùi vào đảo đều khoảng 1 phút nữa là xong. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Cho ra đĩa, rắc chút tiêu lên trên là thưởng thức được rồi :P

 

3. Thưởng thức

Măng tây xanh xào thịt bò

Măng tây xanh xào thịt bò

Măng tây giòn và ngọt, thịt bò thì mềm vừa chín tới, không bị dai. Ăn cùng cơm nóng, hoặc cùng đĩa phở xào sẽ rất ngon đấy!

 
Nội dung tab Cách trồng cây măng tây
Nội dung tab Cách trông cây măng tây
Nội dung tab Măng Tây là thần dược
Nội dung tab măng tây xanh xào tôm


 

Số sản phẩm : 0
Thành tiền : VND
Xem giỏ hàng
 SHOP ONLINE
Tự tạo website với Webmienphi.vn